Mở rộng vùng an toàn

Về mặt tâm lý, vùng an toàn là một phạm vi tâm lý chủ quan do chúng ta vô thức xây dựng nên mà ở trong vùng này bạn cảm thấy thoải mái và an toàn, nếu ra khỏi vùng này thì bạn cảm thấy khó chịu. Vùng an toàn này bao gồm những quan điểm cá nhân, những cách mà bạn suy nghĩ và nhìn nhận mọi thứ.

Nếu bạn rơi vào một tình huống không thoải mái, hoặc một vấn đề không được như ý, bạn sẽ thường tìm cách để tìm lại sự thoải mái của bản thân.

Đối với nhiều người, thậm chí khi họ không vui, không được thỏa mãn, thì bản chất tự nhiên của họ vẫn khiến họ ở yên trong vùng an toàn của mình chỉ đơn giản bởi vì nó quen thuộc và an toàn. Rất nhiều người vẫn tiếp tục duy trì những công việc, những mối quan hệ mà thực sự đã không còn thích hợp chỉ vì họ không dám thay đổi.

Tuy nhiên, thực tế là sự an toàn không nằm ở đâu xa xôi bên ngoài, mà nó nằm ở ngay bên trong chính chúng ta. Nếu bạn không dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn sẽ không khám phá được những tiềm năng của bản thân, bạn sẽ không biết được mình có thể thành tựu những gì, và tất nhiên bạn cũng sẽ không bao giờ thành công trong bất cứ việc gì nếu bạn chả bao giờ dám mạo hiểm dù chỉ một chút ít.

Quảng cáo

Nếu như bạn quyết định dấn thân vào một môi trường mới lạ với những con người chưa quen, những trải nghiệm chưa từng gặp, thì bạn đang bước vào con đường phát triển chính bản thân mình. Đây là con đường khiến bạn phải thúc đẩy bản thân vượt qua những giới hạn trước đây để tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Tất nhiên, trừ khi bạn có dự định chinh phục đỉnh Everest hoặc bởi qua biển Thái Bình Dương, những áp lực mà bạn phải chịu đựng để thích nghi với những thay đổi sẽ không khủng khiếp đâu.

Bất kì ai bắt đầu học một ngôn ngữ mới, tham gia một khóa học mới, tập một môn thể thao mới hay nhận một công việc mới thì đó chính là họ bắt đầu bước chân ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Nhưng nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó hoành tráng hơn một tí, hoặc bạn luôn muốn thử thách bản thân bằng cách luôn luôn ở rộng vùng an toàn của mình thì dưới đây là một số điều mà bạn có thể nên cân nhắc để đưa vào sổ tay nhắc nhở bản thân.

Quảng cáo

Bạn hãy nên thử

  1. Từ bỏ những thói quen hoặc những lối mòn cũ trong suy nghĩ hoăc công việc mà thay vào đó hãy tập những thói quen mới, hoặc những suy nghĩ mới để khiến mọi thứ tốt hơn, hiệu quả hơn.
  2. Nếu bạn là kiểu người “mọt sách” thì hãy tạm dừng đọc sách hoặc ngồi máy tính và hãy tìm một hoạt động thể theo nào đó mà bạn có thể tham gia. Ngược lại, nếu bạn là kiểu người hay vận động hoặc di chuyển, thì hãy dành chút ít thời gian để suy nghĩ của bạn được “trầm” lại và thư giãn.
  3. Hãy đọc một cuốn sách, xem một bộ phim hoặc nghe một bản nhạc mà từ trước tới nay chưa bao giờ là “gu” của mình. Nếu bạn yêu thích thể loại sách huyền bí, hãy thử trải nghiệm đề tài sinh học. Nếu bạn thích phim hành động, hãy thử một vài tập phim tình cảm lãng mạn. Nếu bạn thường nghe nhạc trữ tình, hãy thử một vài bản rock.
  4. Nếu bạn là kiểu người hướng nội, gặp khó khăn trong việc nói chuyện trước đám đông, hãy tham gia một vài khóa kỹ năng mềm hoặc các chương trình hoạt động xã nội tại địa phương. Càng tiếp xúc và cọ xát nhiều, bạn sẽ dần cảm thấy quen thuộc và tự tin hơn.
  5. Hãy đi đến một nhà hàng nước ngoài để thử một vài món ăn theo phong cách khác. Có thể điều này sẽ giúp bạn mở rộng thực đơn các món ưa thích hoặc đơn giản chỉ là giúp bạn kích thích vị giác sau quá nhiều bữa ăn với gia vị truyền thống.
Quảng cáo

Lợi ích của việc mở rộng vùng an toàn

  1. Củng cổ những trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống.
  2. Kích thích não bộ cũng như tăng cường sức khỏe thần kinh.
  3. Tự tin hơn
  4. Mạnh mẽ hơn
  5. Giải thoát bạn khỏi những lối mòn và tránh bị chán nản
  6. Thử thách để phát triển bản thân

Việc mở rộng vùng an toàn chính là một phần của con đường phát triển bản thân. Giúp bạn khám phá được những năng lực của bản thân mà bạn tưởng chừng không thể.

Bình luận về bài viết này